Searching...
Thứ Năm, 14 tháng 8, 2014

Thủ tục công bố thực phẩm nhập khẩu

Khi làm cong bo thuc pham, mối quan tâm lớn mà quý khách cần phải tìm hiểu đó chính là thủ tục công bố, bởi đây là yếu tố thiết yếu cấu thành nên bộ hồ sơ theo đúng yêu cầu, đạt tiêu chuẩn của Bộ Y Tế. Vậy thủ tục công bố thực phẩm nhập khẩu cần những gì? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta lại phải xem xét hai khía cạnh hay hai loại sản phẩm thực phẩm nhập khẩu đó chính là:
  1. Thực phẩm chức năng nhập khẩu;
  2. Thực phẩm thường nhập khẩu.
Thủ tục làm hồ sơ công bố hai loại sản phẩm này có phần khác nhau một số loại giấy tờ. Cụ thể quý khách có thể tham khảo dưới đây.

Thủ tục công bố thực phẩm nhập khẩu:

Đối với sản phẩm thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung nhập khẩu, thủ tục gồm có:
  1. Bản sao chứng thực Đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm (01 bản);
  2. Bản sao chứng thực giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sales) hoặc Health Certificate do nước sở tại cấp. (01 bản);
  3. Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn do: Phòng kiểm nghiệm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận (bản gốc hoăc bản sao có công chứng);  hoặc phòng kiểm nghiệm của nước xuất xứ được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam thừa nhận (01 bản sao công chứng, hoặc bản hợp pháp hóa lãnh sự hoặc bản gốc);
  4. Nhãn gốc của sản phẩm;
  5. Mẫu sản phẩm (02 mẫu) (theo chuyên viên yêu cầu);
  6. Bản sao chứng chỉ HACCP hoặc Iso 22000 (nếu có).
Đối với thực phẩm thường được nhập khẩu từ nước ngoài, thủ tục công bố gồm có:
  1. Giấy Đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm (01 bản sao);
  2. Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn do: Phòng kiểm nghiệm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận (bản gốc hoăc bản sao có công chứng);  hoặc phòng kiểm nghiệm của nước xuất xứ được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam thừa nhận (bản sao công chứng, bản hợp pháp hóa lãnh sự hoặc bản gốc);
  3. Mẫu sản phẩm lưu hành tại nước xuất xứ. (02 mẫu);
  4. Bản sao chứng chỉ HACCP hoặc Iso 22000 (nếu có).
Với kinh nghiệm và kiến thức của mình, chúng tôi chắc chắn sẽ giúp quý khách nhanh chóng xin được giấy phép, hay nói cách khác là làm công bố thực phẩm nhập khẩu được nhanh chóng, mang lại kết quả cao nhất. Mọi yêu cầu hay thắc mắc cần hỗ trợ xin liên hệ trực tiếp với tư vấn viên của Trọng Tín Law, chúng tôi tư vấn hoàn toàn miễn phí !
Bài viết tham khảo:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét